Chào mừng bạn đến với cửa hàng của VPO Pharco
Nhanh tay đăng ký tài khoản nhận ưu đãi lớn
VPOPharCo

Ứng dụng Đông Y trong khám chữa bệnh: Nên hay Không?

Thứ Ba, 25/03/2025
Nhàn Nguyễn

Y học cổ truyền, hay còn được biết với cái tên Đông y, là phương pháp chăm sóc sức khoẻ với lịch sử đến 4000 năm.

Hiện nay, ngày càng nhiều phương pháp khám chữa bệnh với công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn ra đời. Nhưng y học cổ truyền vẫn được ưa chuộng bởi sự lành tính và khả năng cải thiện sức khoẻ về lâu dài cho người bệnh.

Nếu bạn vẫn đang băn khoăn giữa vô vàn biện pháp chăm sóc sức khoẻ, bài viết này sẽ nêu ra cụ thể lợi ích, hạn chế của y học cổ truyền và giúp bạn trả lời câu hỏi có nên ứng dụng phương pháp này vào chăm sóc sức khoẻ không.

1.Y học cổ truyền là gì?

Y học cổ truyền xuất phát từ các nước phương Đông, thường được gọi nôm là Đông y để phân biệt với Tây y.

Từ hàng ngàn năm trước, ông cha ta đã sử dụng thảo dược, dược liệu địa phương để chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ. Những ứng dụng sơ khai này được hoàn thiện dần theo thời gian, trở thành các thang thuốc Nam hiệu quả và an toàn ngày nay. Có thể nói, tính độc đáo nhất của thuốc Nam nằm ở cách sử dụng thuốc. Các bài thuốc thường sử dụng toàn dược liệu tự nhiên, đảm bảo lành tính, không để lại độc tố cho người bệnh.

2.Ứng dụng của y học cổ truyền

2.1. Phương pháp khám bệnh

Y học cổ truyền chẩn đoán bệnh dựa trên bốn phương pháp ngoại quan được gọi là tứ chẩn.

2.1.1. Vọng chẩn

Vọng chẩn dựa trên các thông tin về điều kiện sống, hoàn cảnh và biểu hiện của bệnh nhân để xác định bệnh. Y học cổ truyền cho rằng mắt, lưỡi, họng,... đều có mối liên hệ chặt chẽ với lục phủ ngũ tạng, do đó vọng chẩn thường chú trọng quan sát các bộ phận này trước.

2.1.2. Văn chẩn

Lắng nghe chia sẻ từ người bệnh, kiểm tra tiếng thở, tiếng ho,... từ bệnh nhân là bước thứ hai trong chu trình chẩn bệnh. 

2.1.3. Vấn chẩn

Tìm hiểu thói quen sinh hoạt hàng ngày, chế độ dinh dưỡng, tâm sinh lý là bước thứ ba. Các thông tin này phản ánh tiến triển của căn bệnh, thời gian khởi phát, v.v.. . Từ đó, thầy thuốc mới có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

2.1.4. Thiết chẩn

Đầu tiên, thầy thuốc sẽ bắt mạch để tìm hiểu tình trạng của các tạng phủ hay tính chất hàn nhiệt của căn bệnh. Tiếp theo, họ mới sờ, nắn tay, chân, bụng hoặc sử dụng một số dụng cụ đi kèm để xác định bệnh.

2.2. Phương pháp điều trị

Một số phương pháp điều trị tiêu biểu của nền y học cổ truyền vẫn còn được ứng dụng rộng rãi đến ngày nay gồm:

  • Châm cứu
  • Xoa bóp, bấm huyệt
  • Bốc thuốc

2.2.1. Châm cứu

Phương pháp này sử dụng kim bằng kim loại nhỏ để châm xuyên qua lớp da. Ngày này, châm cứu có thể kết hợp biện pháp kích điện để tác động mạnh hơn đến hệ thần kinh trung ương.

Châm cứu dựa trên hoạt động của hệ thống kinh mạch với hàng trăm huyệt đạo trên cơ thể. Hệ thống kinh mạch và huyệt đạo có mối liên hệ mật thiết với các tạng, phủ trong cơ thể. Mỗi bệnh sẽ cần can thiệp châm vào các huyệt khác nhau, ở độ sâu khác nhau.

Châm cứu trong y học cổ truyền được cho là giúp giải phóng các chất hóa học vào trong cơ, tủy sống, não và thúc đẩy khả năng chữa bệnh tự nhiên của cơ thể.

2.2.2. Xoa bóp, bấm huyệt

Đây là là kỹ thuật trị liệu bằng tay phổ biến trong y học cổ truyền. Người bấm huyệt sẽ dùng tay tác động lên các huyệt, da thịt và gân khớp của người bệnh. Các tác động này sẽ kích thích vào hệ thần kinh, giúp điều hoà hoạt động của lục phủ ngũ tạng và đả thông kinh lạc. Do vậy đây không chỉ là một phương pháp trị bệnh mà còn hỗ trợ phòng bệnh hiệu quả.

  • Với cơ xương khớp, xoa bóp giúp giãn cơ, cải thiện vận động.
  • Với vấn đề thần kinh, xoa bóp tác động trực tiếp lên các thụ cảm thần kinh ở dưới da. Nhờ đó, tình trạng căng thẳng được giảm bớt, khả năng tập trung tăng cao.
  • Với sắc đẹp, xoa bóp, bấm huyệt giúp tăng lưu thông máu. Nhờ đó, da dẻ được trẻ hóa, săn chắc, hồng hào hơn.
  • Với lục phủ ngũ tạng, xoa bóp bấm huyệt giúp điều hòa chức năng nội tạng. Nhờ đó, chức năng nội tạng được cải thiện và hoạt động hiệu quả.

2.3. Bốc thuốc

Thuốc trong y học cổ truyền đều có thành phần từ thiên nhiên rất lành tính. Mỗi vị thuốc sẽ được kết hợp và sử dụng ở tỷ lệ khác nhau tùy theo bệnh trạng.

3.Ưu điểm và nhược điểm

3.1. Ưu điểm của y học cổ truyền

  • Không tác dụng phụ: Do các phương pháp và nguyên liệu đều an toàn, lành tính, chữa trị bằng y học cổ truyền thường không đem lại tác dụng phụ cho người bệnh. Ngược lại, y học cổ truyền được cho là giúp cải thiện sức khoẻ người bệnh về lâu dài.
  • Hiệu quả trong điều trị bệnh mãn tính: Nhờ đặc điểm lành tính và có thể sử dụng được trong thời gian dài, phương pháp này rất phù hợp để điều trị bệnh mãn tính.

3.2. Nhược điểm của y học cổ truyền

  • Nguồn lực hạn chế: số lượng đơn vị ứng dụng y học cổ truyền, nhân viên y tế, và nguyên vật liệu còn đang hạn chế.
  • Thông tin hạn chế: thông tin về y học cổ truyền không xuất hiện nhiều trên truyền thông, do đó, nhận thức và hiểu biết của người dân về lĩnh vực này còn nhiều mông lung.

4.Kết luận

Y học cổ truyền sẽ là lựa chọn phù hợp nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp chữa bệnh hoặc chăm sóc sức khoẻ an toàn, lành tính, không tác dụng phụ.

Bạn cũng không phải quá lo lắng về việc phải đun, nấu từng thang thuốc lích kích, vì hiện có nhiều sản phẩm Đông Nam Dược được điều chế thành dạng viên nén, thuận tiện sử dụng, dễ dàng mang theo hàng ngày.

Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về đơn vị và đội ngũ y tế trước khi quyết định khám chữa bệnh để tránh những rủi ro sức khoẻ không đáng có.


Viết bình luận của bạn

Tin liên quan