Ngải Cứu: Cứu cánh cho chị em bị rối loạn nội tiết
Ngải cứu là một loại thảo dược quen thuộc với người dân Việt Nam. Nhờ lượng lớn tinh dầu flavonoid và amino acid, vị thuốc này đem đến khả năng hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khoẻ.
Nếu chị em muốn cải thiện sức khỏe nội tiết, tăng cường lưu thông khí huyết, hay giảm đau nhức, bài viết này sẽ cung cấp thông tin về đặc điểm, thành phần, công dụng của ngải cứu. Từ đó, chị em có thể quyết định có nên sử dụng ngải cứu để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình hay không.
1.Đặc điểm
Ngải cứu là cây thân thảo, chiều cao trung bình từ 40 - 100 cm, thường có mùi nồng và vị hơi đắng. Cây có nhiều cành, mọc sum sê, trên thân có rãnh và lông nhỏ.
Lá cây chẻ hình lông chim, mọc so le và phiến lá dính vào thân như có bẹ. Hai mặt lá có màu khác nhau, mặt trên có màu xanh đậm, mặt dưới màu trắng có lông.
Hoa mọc ở đầu các cành và ngọn thân tạo thành chùm kép, có màu vàng lục nhạt. Quả là quả bế không có túm lông.
Ở Việt Nam, ngải cứu được trồng ở nhiều nơi nhưng thường quy mô nhỏ.
2.Thành phần
Thành phần ngải cứu chứa dược chất quý giá, có khả năng cải thiện sức khỏe rất tốt như:
- Tinh dầu: hàm lượng khoảng 0,2-0,34%, chủ yếu gồm monoterpen và sesquiterpen có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa mạnh.
- Tanin: có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, và hỗ trợ giảm đau.
- Adenin: có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể, giảm triệu chứng mệt mỏi do đến kỳ kinh nguyệt.
- Cholin: có tác dụng tăng cường khả năng trao đổi chất, ổn định nội tiết và hỗ trợ hoạt động của cơ thể.
- Tetradecatrilin: có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, giảm đau nhức cơ thể.
- Arachyl alcol: có tác dụng chống oxi hóa mạnh, giữ ẩm và cung cấp độ đàn hồi cho làn da.
3.Công dụng của ngải cứu
3.1. Điều Hòa Kinh Nguyệt
Một trong những công dụng nổi bật của ngải cứu là khả năng điều hoà kinh nguyệt an toàn, không tác dụng phụ.
Nhờ đặc tính ấm, ngải cứu đem lại tác dụng tích cực trong trừ hàn thấp và điều hòa kinh nguyệt.
Đây là loại dược liệu rất tốt cho chị em phụ nữ kinh nguyệt không đều, đang cần ổn định nội tiết, và cải thiện ngoại hình.
3.2. Lưu Thông Khí Huyết
Nghiên cứu chỉ ra ngải cứu có khả năng kích thích khí huyết lưu thông, nhờ đó giảm các triệu chứng thường gặp khi đến kỳ như đau lưng, đau bụng hiệu quả.
Ngoài ra, vị thuốc này cũng hỗ trợ tốt cho những người thường xuyên chóng mặt, hoa mắt do khí huyết không được lưu thông.
3.3. Giảm Đau
Ngải cứu không chỉ giúp giảm đau bụng, đau lưng khi đến kỳ mà còn cải thiện tình trạng đau nhức toàn thân.
Để phát huy tối đa tác dụng dược liệu, bạn có thể kết hợp thêm xoa bóp và châm cứu.
3.4. Cải Thiện Hệ Tuần Hoàn
Ngải cứu có khả năng hỗ trợ tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn. Cụ thể, các dược chất trong thảo dược này có thể cung cấp năng lượng và đào thải chất độc khỏi cơ thể.
Trong Đông y, ngải cứu cũng thường được sử dụng để thải độc, kháng khuẩn, điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa.
3.5. Ngăn Ngừa Nhiễm Trùng
Với lượng tinh dầu cực lớn, ngải cứu có khả năng ngăn ngừa hiệu quả sự sinh trưởng của vi khuẩn và loại ký sinh trùng. Nhờ đó, đem đến công dụng kháng khuẩn, chống viêm, đặc biệt hữu ích cho chị em phụ nữ khi đến ngày đèn đỏ.
3.6. Chống Oxy Hoá
Nghiên cứu chỉ ra trong ngải cứu có chứa chất thujone và chamazulene. Đây là 2 chất có khả năng chống oxy hóa cho cơ thể khá tốt. Do đó, ngải cứu cũng thường xuất hiện trong các phương pháp làm đẹp, cải thiện bề mặt da sáng khoẻ, hạn chế sự hình thành của hắc sắc tố gây nám, sạm.
4.Liều lượng sử dụng ngải cứu
Là một dược liệu với nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ nhưng ngải cứu cần được sử dụng đúng cách, đúng lúc.
Đơn cử như ăn trực tiếp, mỗi lần chỉ nên ăn nhiều nhất 5 ngọn và không nên dùng quá 3 lần/ tuần. Sử dụng ngải cứu quá liều có thể dẫn đến phản ứng ngược như hưng phấn quá mức, run tay, chân, thậm chí co giật.
5.Ứng dụng của ngải cứu
Ngải cứu có thể bổ sung trực tiếp vào chế độ ăn uống hàng ngày, giã đắp thành thuốc, sao thành cao đắp, v.v….
Ngải cứu cũng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y và các loại thực phẩm chức năng cho phụ nữ với công dụng ổn định nội tiết tố, điều hoà kinh nguyệt, giảm sưng viêm, mụn nhọt.
Đặc biệt, nhờ khả năng chống oxy hoá và đào thải độc tố, ngải cứu ngày càng xuất hiện nhiều trong các sản phẩm làm đẹp.